Xác thực 2 lớp để bảo vệ khách hàng của Vinaphone

Xác thực 2 lớp để bảo vệ khách hàng của Vinaphone

VinaPhone vừa mới đưa ra cơ chế xác nhận 2 lớp theo dạng tin nhắn SMS để khách hàng có thể kiểm tra và đồng thời xác nhận trước khi đăng ký sử dụng các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng, đảm bảo cho tất cả các khách hàng sử dụng đúng loại hình dịch vụ có nhu cầu.

Hơn 10 năm trở về trước, doanh thu của nhà mạng chủ yếu là từ những dịch vụ thoại và SMS, thế nhưng theo thời gian khi các nhà mạng tiến lên 2,5G (GPRS) thì kéo theo các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) cũng bắt đầu phát triển. Hàng loạt các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng được đưa ra như là nhạc chuông chờ, hình nền, tin nhắn bằng hình ảnh… được xem là những loại hình dịch vụ sơ khai thủa ban đầu nhưng chúng cũng đã được khách hàng đón nhận. Đây còn được xem là thuở bình minh của dịch vụ mạng VAS.

xác thực 2 lớp của vinaphone

Thời điểm đó, hầu hết khách hàng muốn sử dụng dịch vụ thì chỉ cần gửi cú pháp qua SMS nên tất cả những khúc mắc giữa nhà mạng với khách hàng về việc sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng gần như là không có.

Nhưng khi các công nghệ mạng phát triển hơn, đặc biệt khi các mạng triển khai dịch vụ 3G Vinaphone và có rất nhiều hình thức đăng ký dịch vụ khác chứ không chỉ còn đơn thuần đăng ký qua SMS thì với một tỷ lệ khách hàng khiếu nại liên quan đến vấn đề khi đăng ký dịch vụ giá trị gia tăng nhiều lên trông thấy.

Thậm chí tính đến thời điểm này, nhiều khách hàng cho biết rằng họ “khủng hoảng” niềm tin đối với việc thực hiện đăng ký dịch vụ giá trị gia tăng. Nhiều người cũng tuyên bố chỉ trả tiền cho những loại hình dịch vụ nào cần thiết đối với họ và đã được đăng ký từ chính tay của họ mà thôi.

Nhiều dự báo từ trước của các tổ chức độc lập cho rằng, trong một tương lai không xa, dịch vụ VAS sẽ đem lại khoản doanh thu lớn cho nhà mạng trong bối cảnh mà các dịch vụ thoại truyền thống và SMS đang  có nguy cơ suy giảm do mạng xã hội và các loại hình dịch vụ OTT (miễn phí thoại và cả SMS) phát triển mạnh.

Các chuyên gia viễn thông còn dự báo, khi các nhà mạng tiến lên mạng 4G sẽ là nền tảng lý tưởng để phát triển tất cả các dịch vụ giá trị gia tăng và nhà mạng sẽ phải sẵn sàng cho cơ hội này. Tuy nhiên, cơ hội lớn này cũng sẽ đặt ra một bài toán giúp giải tỏa tâm lý khách hàng rằng: “họ cũng sẽ chỉ trả tiền cho những dịch vụ họ đang đăng ký sử dụng”. Điều này khiến cho các nhà mạng phải gây dựng lại niềm tin cho khách hàng thông qua những cơ chế xác thực minh bạch nhất hiện nay, nhưng ai sẽ tiên phong làm được điều đó?

Trang chủ

Tin liên quan